Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Tỉnh Bắc Kạn ban hành Đề án tổng thể Chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030

( Cập nhật lúc: 09/05/2022  )

Ngày 26/4/2022, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định số 676/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án tổng thể Chuyển đổi số tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030.

Cuộc họp của Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số tỉnh lần 1 năm 2022

Với quan điểm xây dựng đề án gồm:Thúc đẩy mạnh mẽ việc triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo để tạo nền tảng số, cơ sở cho hoàn thiện Chính quyền điện tử hướng đến Chính quyền số, phát triển dịch vụ đô thị thông minh, kinh tế số và xã hội số; Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân, trong đó xác định người dân, doanh nghiệp làm trung tâm của quá trình chuyển đổi số, làm động lực cho phát triển chuyển đổi số

Mục tiêu tổng quát được đặt ra:Đổi mới căn bản, toàn diện công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền,từng bước xây dựng chính quyền số; phát triển kinh tế số, xã hội;Chuyển đổi từ CQĐT thành Chính quyền số là sự chuyển đổi có tính căn bản: Từ DVCTT thành dịch vụ số; khái niệm hệ thống CNTT được thay bằng hệ thống nền tảng; từ tiếp cận theo hướng dịch vụ trở thành tiếp cận hướng dữ liệu; từ công nghệ Web thành công nghệ 4.0 như di động (Mobile), đám mây (Cloud), trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT); từ sự tham gia của cơ quan nhà nước thành sự tham gia của nhà nước, người dân, doanh nghiệp; từ cải cách thủ tục hành chính thành thay đổi mô hình quản trị.

Phấn đấu đến năm 2025, Bắc Kạn nằm trong nhóm trung bình kết quả xếp hạng chỉ số chuyển đổi các tỉnh, thành phố của cả nước.

Phấn đấu đến năm 2030, Bắc Kạn trở thành tỉnh phát triển bền vững; chính quyền số được hình thành, trong đó các hoạt động của chính quyền có thể thực hiện 100% trên không gian số; kinh tế số chiếm vai trò lớn trong tăng trưởng GRDP; phát triển xã hội số an toàn; đảm bảo an toàn an ninh mạng.

Đề án xác định 4 nhóm nhiệm vụ chính:Phát triển nền tảng cho chuyển đổi số; Phát triển Chính quyền số; Phát triển Kinh tế số; Phát triển Xã hội số. Trong đó, nhóm nhiệm vụ vềPhát triển nền tảng cho chuyển đổi số là vô cùng quan trọng với 8 nhiệm vụ trọng tâm nhằm tạo lập nền tảng cho chuyển đổi số của tỉnh.

Phù hợp với xu hướng, yêu cầu của chuyển đổi số và điều kiện của tỉnh, Đề án đã xác định 8 lĩnh vực ưu tiên Chuyển đổi số gồm: Nông nghiệp; văn hóa, thể thao và du lịch; Y tế; giáo dục;tài nguyên và môi trường; xây dựng,Giao thông vận tải; Công thương.

Tổng kinh phí thực hiện Đề án được ước tính là 580 tỷ đồng, bao gồm: Nguồn ngân sách địa phương; ngân sách từ các chương trình, đề án của trung ươngvà kinh phí xã hội hóa hợp pháp khác. Trong đó, ưu tiên kinh phí từ ngân sách nhà nước để phục vụ các hoạt động hỗtrợ chuyển đổi nhận thức, cơ chế chính sách, phát triển hạ tầng số, phát triển nền tảng số, tạo lập niềm tin, bảo đảm an toàn an ninh mạng, hợp tác quốc tế, nghiên cứu phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số, chuyển đổi kỹ năng trong môi trường số và các nhiệm vụ, dự án thuộc Đề án này do cơ quan nhà nước chủ trì thực hiện.

Trong phân tích hiệu quả của Đề án, ngoài các vấn đề liên quan đến chính trị, kinh tế, xã hội, Đề án chỉ rõ tác động trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp. Theo đó, Chuyển đổi số hiện đang tác động vào công việc và cuộc sống hàng ngày của mỗi người dân với sức mạnh vô cùng lớn. Nó tác động vào tất cả các ngành công nghiệp, thách thức tất cả các công ty thuộc mọi loại hình và quy mô. Chuyển đổi kỹ thuật số là chủ đề quan tâm chính của những năm gần đây, đặc biệt trong giai đoạn cuộc sống hiện nay, giai đoạn dịch bệnh Covid – 19 với 3 xu hướng chuyển đổi số sau:chuyển đổi số trong các dịch vụ sinh hoạt với các các hệ thống dịch vụ hỗ trợ thông minh giúp hỗ trợ chúng ta thực hiện các công việc trong cuộc sống một cách hiệu quả và thông minh nhất; chuyển đổi số trong công nghệ truyền thông với các công nghệ mới cho phép mọi người khắp nơi trên thế giới giao tiếp với nhau một cách dễ dàng và thuận tiện; chuyển đổi số trong lưu thông thị trườngvới việc chuyển đổi số sẽ tác động đến tất cả các ngành công nghiệp, các doanh nghiệp có nhu cầu lớn về đổi mới và thay đổi. Trong cuộc cạnh tranh toàn cầu này, chỉ những doanh nghiệp có thể thích nghi và chủ động, tích cực nhất mới có thể tồn tại và phát triển.



 

Hà Hồng Cương