Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn năm 2020 tại tỉnh Bắc Kạn

( Cập nhật lúc: 05/02/2021  )

Nhằm tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, Chính phủ cấp miễn phí 19 đầu báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu sốvà miền núi, vùng đặc biệt khó khăn tại Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 09/01/2019 về việc "Cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn" giai đoạn 2019 – 2021.

(Ảnh minh hoạ)

Theo Quyết định gồm các ấn phẩm báo như: Dân tộc và Phát triển,Tạp chí Dân tộc, Chuyên trang “Dân tộc thiểu số và miền núi” trên Báo Nhân Dân, Chuyên đề "Đoàn kết và Phát triển"  của Tạp chí Cộng sản, Chuyên đề “Dân tộc thiểu số và miền núi” của Báo Đại biểu nhân dân, Báo Đại đoàn kết, Báo Nông thôn ngày nay, Báo Tiền phong, Báo Công Thương, Báo Văn hóa, Báo Sức khỏe và Đời sống, Báo Cựu chiến binh, Báo Phụ Nữ Việt Nam, Báo Tin tức, Báo Tài nguyên và Môi trường, Chuyên đề “Măng non” của Báo Nhi đồng, Chuyên đề “Thiếu nhi Dân tộc” của Báo Thiếu niên tiền phong, Phụ trương "An ninh biên giới" của Báo Biên phòng. Cấp cho HĐND, UBND, MTTQ, Đoàn xã, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi, thôn bản đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực III và chùa Khmer, cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, cho các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Dân tộc nội trú, Dân tộc bán trú….

Năm 2020, Tỉnh Bắc Kạn đã triển khai một cách có hiệu quả, ấn phẩm báo, tạp chí đã được cấp đúng đơn vị, đối tượng, số lượng, số thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Theo báo cáo của Bưu điện tỉnh Bắc Kạn đã cấp, phát hành 19 loại báo chí với trên 303.889 tờ, cuốncác loại đến tay các đơn vị, đối tượng được thụ hưởng.

Việc đưa báo chí về với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệtcó ý nghĩa rất lớn, giúp bà con hiểu biết cách bảo vệ, giữ gìn sức khỏe, từ bỏ các hủ tục lạc hậu, thực hiện nếp sống văn minh. Nhờ kênh thông tin từ báo, bà con đã được tiếp cận với nhiều cách làm hay trong phát triển kinh tế.Không chỉ tìm hiểu khoa học kỹ thuật, mô hình sản xuất giỏi để áp dụng vào sản xuất, những thông tin và hình ảnh từ báo còn giúp chính quyền xã và bà con ngăn chặn được những luận điệu tuyên truyền lừa bịp của các thế lực thù địch, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, bảo vệ an ninh quốc phòng, trật tự xã hội, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của các dân tộc, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và vùng miền trong nước, tăng cường lòng tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và chính quyền./.


Đinh Loan